Không tinh trùng là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch khi xuất tinh. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những trường hợp vô sinh do nam. Người ta ước tính ở những cặp vợ chồng vô sinh, tỷ lệ không tinh trùng chiếm 5%. Ở những người có bất thường về tinh dịch đồ, con số này có thể lên đến 10 – 20%.

không có tinh trùng
Không có tinh trùng ngăn cản ước muốn làm cha của nhiều nam giới

Phân loại

Cho đến hiện nay, đa số các tác giả đều phân chia các trường hợp vô sinh do không tinh trùng thành hai nhóm, do tắc nghẽn và không do tắc nghẽn. Trong nhóm do tắc nghẽn, nguyên nhân thường thấy nhất là do bất thường về cấu trúc hay chức năng của đường dẫn tinh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có phối hợp cả hai nguyên nhân. Sự phân loại này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tiên lượng khả năng thành công của điều trị cũng như chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp.

Nguyên nhân không có tinh trùng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không tinh trùng nhưng thường gặp nhất là do rối loạn quá trình sinh tinh và bất thường ở đường dẫn tinh.

Rối loạn quá trình sinh tinh

Đây là nguyên nhân có thể chiếm đến 50% các trường hợp không có tinh trùng. Sinh tinh là một quá trình phức tạp xảy ra bên trong tinh hoàn. Các rối loạn về sinh tinh có thể gặp như giảm sinh tinh, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli… Bất thường về yếu tố di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không tinh trùng. Tắc ống dẫn tinh có thể xảy đến khoảng 30% trường hợp không tinh trùng hay tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng có bất thường về cấu trúc gen. Ngoài ra, những nam giới bị bệnh quai bị, có thể biến chứng viêm tinh hoàn, nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời, tinh hoàn có thể bị teo, không còn sản xuất tinh trùng nữa.

Bất thường ở đường dẫn tinh

Thường gặp nhất là do tắc ống dẫn tinh, nơi dẫn tinh trùng từ mào tinh đến niệu đạo sau trong quá trình xuất  ra sau viêm nhiễm hay trong một số trường hợp sau thắt ống dẫn tinh. Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh như không có ống dẫn tinh hai bên cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây không tinh trùng do tắc nghẽn. Tình trạng này có thể xuất hiện với tần suất khoảng 6%.

Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể là rối loạn hoạt động đường dẫn tinh hay suy tuyến yên. 

Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch được đưa ngược vào bàng quang) là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn đường dẫn tinh. Mặc dù nam giới vẫn đạt đến cao trào nhưng có thể xuất tinh rất ít hoặc không có tinh dịch. Xuất tinh ngược không ảnh hưởng đến khả năng cương dương cũng như hoạt động tình dục của bạn. Nhưng, xuất tinh ngược sẽ làm giảm cơ hội có con của nam giới, vô sinh do không có tinh trùng.Tình trạng này có thể xuất hiện lên đến 18% trong các trường hợp không tinh trùng.

Xem thêm: *Những dấu hiệu cảnh báo sớm vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ *Những chú ý khi đi khám hiếm muộn tại bệnh viện

Điều trị không có tinh trùng

Không có tinh trùng
Cách chữa vô sinh không có tinh trùng

Các trường hợp có tỷ lệ thành công cao khi phẫu thuật như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh,... thì nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Trong vòng 3 - 6 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể có tinh trùng trở lại và có con tự nhiên được bình thường.

Mặt khác, muốn sinh con trong các trường hợp vô sinh không có tinh trùng do vấn đề nặng, nghiêm trọng hơn, nếu bệnh nhân không muốn xin tinh trùng người khác, một điều kiện tiên quyết là phải lấy được tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp xuất tinh ngược dòng, tinh trùng có thể được lấy từ nước tiểu trong bàng quang (sau khi đã được điều chỉnh PH cho thích hợp).

Trong các trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được lấy từ mào tinh bằng vi phẫu thuật. Trong một số ít trường hợp, khi không thể lấy được từ mào tinh, tinh trùng có thể được lấy từ tinh hoàn. 

Tinh trùng thu được có thể được sử dụng trong kỹ thuật bơm tinh trùng vào bào tương trứng trong kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Tuy nhiên, để tăng khả năng thụ thai khi thực hiện những phương pháp trên, các cặp vợ chồng nên sử dụng TPCN viên nang Linh Tự Đan trước và trong quá trình điều trị. TPCN viên nang Linh Tự Đan với các thành phần là L-Arginine, L-Carnitine và Kẽm giúp tăng số lượng, chất lượng tinh trùng; Cao Bạch Tật lê, Cao Nhân sâm, cao Hoàng bá giúp điều hòa hormone sinh dục, làm dày niêm mạc tử cung, tái tạo tổn cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi làm tổ và phát triển; Keo ong giúp chống viêm nhiễm, bảo vệ cơ quan sinh sản của cả hai vợ chồng, tăng khả năng thụ thai và giảm rủi ro thai kỳ.

Hùng Cường/ Chuyên mục Sức khỏe sinh sản

 – – – – – – – – – –  Xem thêm:  Sau 6 năm hiếm muộn, tỷ lệ tinh trùng 1% tôi đã sinh con trai ► Bước đột phá mới trong điều trị hiếm muộn đã giúp các gia đình có con ► Linh Tự Đan – giải pháp điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả (cập nhật mới nhất)  – – – – – – – – – – 

Thông tin hữu ích:

ĐIỀU TRỊ VÔ SINH HIẾM MUỘN DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Kênh truyền hình H1 với chương trình: Đông Tây Y kết hợp trong điều trị Vô sinh hiếm muộn với sự tham gia của các chuyên gia: GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Ths BS Hoàng Khánh Toàn – TK Đông Y Bệnh viện 108.