Các bệnh viện đều có quy định về quy trình khám hiếm muộn cho các cặp vợ chồng đến thăm khám. Nắm rõ quy trình này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chờ đợi và không cảm thấy mệt mỏi khi đi khám.

Các bước bắt buộc trong quy trình khám hiếm muộn

Lấy phiếu khám tại bàn bệnh nhân, sau đó điền các thông tin cơ bản như:

– Tên, tuổi

– Ngày tháng năm sinh của cả hai vợ chồng

– Địa chỉ nơi đang sinh sống

– Số chứng minh nhân dân và số đăng ký kết hôn (CMND, ĐKKH)

– Thời gian bị vô sinh

– Para hay còn được gọi là tiền căn các lần mang thai trước đó

– Nguyên nhân đi khám …

Quy trinh kham hiem muon
Quy trình khám hiếm muộn

Sau đó, sẽ đóng tiền tại quầy thu tiền và chờ gọi tên vào phòng khám. Khi vào phòng khám hiếm muộn, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể các thắc mắc, câu hỏi và tình trạng của mình. Sau đó tùy tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số các xét nghiệm cần thiết.

Nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chẩn đoán vô sinh, hiếm muộn, bạn sẽ được hướng dẫn làm hồ sơ bệnh mới. Khi đó bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau:

– Khám phụ khoa, làm Pap’s

– Siêu âm

– Xét nghiệm máu cho cả vợ và chồng hai chồng

– Làm xét nghiệm kiểm tra HIV, BW, HbsAg

– Nếu chỉ số HbsAg dương tính thì sẽ được chỉ định làm thêm HbeAg, AST, ALT

– Xét nghiệm tinh dịch đồ

Tùy trường hợp mà bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm:

– Xét nghiệm nội tiết:

– Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang) giúp kiểm tra vòi trứng có bị tắc hay không

Sau khi có kết quả các xét nghiệm cần thiết của cả 2 vợ chồng, bác sĩ sẽ tư vấn đưa là phác đồ điều trị phù hợp.

Những lưu ý khi đi khám hiếm muộn

  • Nguyên nhân vô sinh có thể đến từ cả hai phía,  khám hiếm muộn tốt nhất nên đi cả hai vợ chồng.
  • Thông tin điền trên phiếu đăng ký cần ghi chính xác theo giấy tờ
  • Người chồng chỉ nộp giấy thử tinh dịch đồ sau khi đã có kết quả xét nghiệm máu
  • Người vợ nên chờ kết quả tinh dịch đồ của chồng để được tư vấn cùng lúc cả hai vợ chồng

Các xét nghiệm vô sinh thường được chỉ định

1. Làm xét nghiệm tinh dịch đồ đối với nam giới

Trong quá trình khám hiếm muộn, nam giới sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ nếu đáp ứng đủ hai điều kiện là có HIV âm tính và đã kiêng xuất tinh từ 3 đến 5 ngày.

Quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ kiểm tra hiếm muộn như sau:

– Trước khi xét nghiệm nên uống nhiều nước và tiểu ra sạch nước

– Rửa tay và dương vật với nước sạch, lưu ý không dùng xà phòng để rửa.

– Mở nắp lọ, không chạm vào bên trong lọ và nắp lọ.

– Tự thủ dâm để lấy tinh trùng vào lọ.

– Sau khi đã có mẫu tinh trùng ngay lập tức đem tới phòng xét nghiệm. Nếu bạn thực hiện lấy mẫu ở nhà thì cần giữ ấm mẫu và trong 1 giờ đồng hồ phải mang mẫu tới phòng xét nghiệm.

kham hiem muon tinh dich do
Nam giới xét nghiệm tinh dịch đồ khi khám hiếm muộn

2. Chụp HSG đối với nữ giới (chụp Xquang tử cung-vòi trứng)

Xét nghiệm HSG được thực hiện khi phụ nữ sạch kinh 2 ngày và sau khi hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng vẫn đáp úng đủ điều kiện để bơm tinh trùng.

Trước khi làm xét nghiệm này, bạn sẽ được khám lại âm đạo, cổ tử cung và được kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm HSG bạn sẽ được hẹn thời gian khám lần tiếp theo.

3. Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết thường được chỉ định cho người vợ và người làm xét nghiệm phải đáp ứng đủ các yêu cầu sa;

– Có tuổi từ 34 trở lên. Kinh nguyệt đều. Tuổi >= 34-35, kinh đều sẽ được làm các xét nghiệm FSH, LH, Estradiol vào ngày thứ 2 của vòng kinh

– Trường hợp kinh nguyệt không đều sẽ làm xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone…

- Trường hợp đặc biệt: phụ nữ có tình trạng rậm lông, béo phì, tăng cân nhanh kết hợp với chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh thì cần xét nghiệm FSH, LH, E2, testosterone..

- Những phụ nữ có tình trạng ngực căng, có hiện tượng chảy sữa hoặc nghi ngờ có hội chứng prolactin cao thì cần xét nghiệm FSH, LH, E2, prolactin.

4. Khám tiền mê, hội chẩn mổ nội soi

Khi bạn đã được làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và kết quả cho thấy bạn bị tắc vòi trứng thì tùy vào độ tuổi và tình trạng tiền căn bạn có thể sẽ được tư vấn để mổ nội soi.

Nếu đồng ý mổ, bạn sẽ được khám và làm các xét nghiệm tiền mê như:

– Mổ nội soi: Khám tổng quát và tìm hiểu tiền sử bệnh , đo huyết áp, đo điện tim…

-------------------

Có thể bạn muốn biết:

Chồng tinh trùng yếu – Vợ tắc vòi trứng: Nhờ may mắn, chúng tôi vẫn có con tự nhiên sau 4 năm hiếm muộn

Chia sẻ của GS về dự án tâm huyết mang hy vọng giúp các cặp vợ chồng vô sinh có được con

Linh Tự Đan: Sản phẩm duy nhất được kiểm chứng bởi 2 bệnh viện phụ sản đầu ngành về hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về quy trình khám hiếm muộn vô sinh. Nếu bạn còn có câu hỏi cần giải đáp, bạn có thể để lại SĐT, comment dưới bài viết hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài 0987 628 806 để chuyên gia sức khỏe hỗ trợ một cách tốt nhất. Theo dõi benhhiemmuon.online để cập nhật thêm những thông tin hữu ích cho sức khỏe sinh sản nhé.

--Phương Anh--